7 dấu hiệu của công ty kém chuyên nghiệp

Văn phòng là ngôi nhà thứ 2 của bạn vì bạn dành hơn 8 tiếng mỗi ngày tại đây. Vì lý do đó, bạn nên chắc chắn rằng môi trường tại trụ sở bạn đã hoặc sẽ làm việc là nơi phù hợp với mình, sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy và là nơi để bạn phát triển sự nghiệp
 7-dau-hieu-cua-cong-ty-kem-chuyen-nghiep

Khi tham gia buổi phỏng vấn việc làm, bạn có thể quan sát môi trường làm việc tại trụ sở. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu cơ bản như: nơi làm việc ko hợp vệ sinh, không an toàn, không có đầy đủ các trang thiết bị văn phòng, vẻ mặt cau có khó chịu của nhân viên…, tất cả các dấu hiệu trên cho thấy đây không phải là một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bạn có thể từ chối lời mời làm việc tại những công ty như thế và bắt đầu tìm công việc mới. Dưới đây là 7 dấu hiệu của doanh nghiệp kém chuyên nghiệp mà bạn nên cân nhắc

1. Cách cư xử hời hợt

Quy trình tuyển dụng bắt đầu từ việc nhận hồ sơ của ứng viên cho đến vòng phỏng vấn và đưa ra lời đề nghị làm việc. Sự tiếp đãi của nhà tuyển dụng trong suốt thời gian đó là dấu hiệu để thấy được sự nghiệp của văn phòng. Khi trao đổi với công ty tuyển dụng, bạn mong muốn được đối xử bằng sự lịch thiệp, tôn trọng lẫn nhau. Chẳng hạn, văn phòng đề cập đến một quy trình  tuyển dụng rõ ràng, minh bạch, luôn thông báo cho bạn các thông tin trong suốt qua trình ứng tuyển và phỏng vấn. Nếu bạn liên tục bị từ chối điện thoại và công ty chuyên hoặc đổi lịch phỏng vấn mà không báo trước thì bạn nên tìm kiếm một cơ hội  việc làm khác.

2. nhà tuyển dụng nghi ngờ sự trung thực của ứng viên


Những câu hỏi liên qua về năng lực, khả năng ứng xử, kỹ năng mềm là một phần không thể thiếu trong vòng phỏng vấn. Điều đó còn quan trọng hơn khi bạn liên quan tới các công việc như: công việc nhân sự, việc làm kế toán đòi hỏi thông tin bảo mật cao đồng thời là sự tin tưởng. Tuy nhiên, sẽ là bất thường nếu đơn vị tuyển dụng liên tục đặt ra các câu hỏi tỏ vẻ nghi ngờ ứng viên bằng các câu hỏi quá đáng. Hãy tưởng tượng bạn sẽ làm việc với người mà liên tục nghi ngờ bạn suốt 8 tiếng một ngày.


3. Công sở buồn tẻ

Bạn có thể lời đề nghị được tham quan một vòng trụ sở mà bạn làm việc. Hãy chú ý đến thái độ của nhân viên và môi trường làm việc xung quanh. Hãy tỏ ra thân thiệt hòa đồng với mọi người xung quanh và dĩ nhiên, họ sẽ đáp lại thiện chí của bạn. Nếu các nhân viên trong văn phòng tỏ ra thờ ơ với sự có mặt của bạn. Bạn nên cân nhắc lại quyết định của mình nếu nhận được đề nghị làm việc

4.  văn phòng có tiếng xấu
Với sự phát triển của Internet như hiện nay, ta có thể dễ dàng tra cứu các thông tin trên mạng. Hãy tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn ứng tuyển qua các diễn đàn, mạng xã hội, bạn bè, người thân đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm…


5, Khó hòa hợp với trưởng phòng/ đồng nghiệp tương lai


Một điều không thể thiếu trong vòng phỏng vấn chính là cuộc nói chuyện với trưởng phòng trực tiếp của bạn. Hãy cố gắng tìm hiểu về trưởng phòng của bạn thông qua buổi nói chuyện này. Đây là điều hết sức quan trọng vì bạn sẽ thuộc quyền quản lý của người này và bạn sẽ làm việc với người này trong suốt thời gian làm việc. Sẽ là thảm họa nếu bạn và người này có những bất đồng về ý kiến, tính cách, cách ứng xử….

6. Mô tả công việc không rõ ràng

Sau khi tham dự các vòng phỏng vấn mà bạn vẫn chưa thể hiểu rõ được công việc của mình sẽ đảm nhận hoặc việc làm không rõ ràng. Bạn nên cân nhắc kỹ càng việc chấp nhận công việc tại công ty đó.

7. quá trình tuyển dụng diễn ra chóng vánh

Có nhiều lý do khiến nhà tuyển dụng nhân sự muốn thuê bạn ngay mà không cần phỏng vấn hay kiểm tra người giới thiệu, như với việc làm tạm thời không đòi hỏi kinh nghiệm. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, sự chóng vánh trong tuyển dụng của doanh nghiệp là dấu hiệu của sự bất thường.


Trong quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp thường dựa vào ý kiến chủ quan để quyết định về ứng viên. Ngược lại, bạn cũng nên tin vào trực giác của mình. Nếu bạn bất an, hãy tiếp tục nghiên cứu về trụ sở trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc.
Previous
Next Post »